Saturday, 28/12/2024 - 09:32|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Dân Tiến

Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.

Đó là em Trần An Khánh, học sinh lớp 8A1, trường THCS An Hoà 1, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ba em là kỹ sư công nghệ thông tin, mẹ làm kế toán ở công ty Viễn thông. Thừa hưởng gen của ba, ngay từ nhỏ Khánh đã đam mê nghiên cứu khoa học, năm học lớp 6 em nghiên cứu, sáng chế ra thùng rác thông minh để phân loại rác.

 

Em Trần An Khánh học sinh lớp 8A1 trường THCS An Hòa 1, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Em Trần An Khánh học sinh lớp 8A1 trường THCS An Hòa 1, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

 

Đến năm học lớp 7, một lần đọc báo Khánh đọc thấy một bệnh nhân được điều trị tại nhà khi đang cố gắng di chuyển đến nhà vệ sinh thì lên cơn đau tim dẫn đến đột quỵ. Lúc này người nhà bệnh nhân đang ở ngoài sân không biết nên bệnh nhân bị tử vong. Với mong muốn không có trường hợp nào bị tương tự như thế nên Khánh lên ý tưởng cho ra bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân SmartCare.

An Khánh cho biết, ban đầu ý tưởng đưa ra sản phẩm đơn thuần là một chiếc máy phát hiện bệnh nhân có bị té ngã hay không rồi phát thông báo cho mọi người xung quanh biết cũng như sẽ phát SMS cho người thân của bệnh nhân.

Nhưng quá trình làm, một vấn đề phát sinh là người bệnh nhân kia đang ngồi rồi bỗng nhiên đột quỵ (không có tai nạn té ngã) thì sao? Từ tình huống phát sinh sản phẩm đã tích hợp thêm thiết bị phát hiện đột quỵ vào thành một bộ sản phẩm.

Thiết bị ghi nhận trường hợp té ngã

Thiết bị ghi nhận trường hợp té ngã

 

Ghi nhận nhịp tim của bệnh nhân trên thiết bị

Ghi nhận nhịp tim của bệnh nhân trên thiết bị

 

Thiết bị còn giúp người nhà biết được bệnh nhân đang ở vị trí nào

Thiết bị còn giúp người nhà biết được bệnh nhân đang ở vị trí nào

Một giả thiết nữa lại được đặt ra, người giám sát đã nhận được thông báo có tai nạn hay triệu chứng đột quỵ nhưng không biết đang ở vị trí nào? Thế là ý tưởng thêm chức năng GPS để giúp người giám sát tiếp cận được với bệnh nhân nhanh chóng hơn.

An Khánh cho biết: “Sản phẩm được phát triển trên nền tảng bo mạch mã nguồn mở Arduino Pro mini. Sản phẩm gồm có những thiết bị linh kiện chính là Board Arduino Pro mini, cảm biến gia tốc MPU6050, cảm biến nhịp tim, module SIM800L, bluetooth HC-05, Module GPS Ublox Neo M7m…”.

 

Các linh kiện được kết hợp lại để tạo thành thiết bị giám sát bệnh nhân đột quỵ, té ngã của An Khánh

Các linh kiện được kết hợp lại để tạo thành thiết bị giám sát bệnh nhân đột quỵ, té ngã của An Khánh

Cũng theo Khánh, do sản phẩm là một thiết bị được thiết kế nhỏ gọn giống điện thoại di động và phải đeo trực tiếp lên người sử dụng nên được tối ưu tuyệt đối. Sản phẩm hoạt động chia ra làm ba khâu: phát hiện, xử lý và phát thông báo.

Khi phát hiện đột quỵ, sản phẩm sử dụng cảm biến nhịp tim thường xuyên kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân rồi gửi thông số đến trung tâm nhận dữ liệu. Sau khi có được số liệu cụ thể từ cảm biến gia tốc và cảm biến nhịp tim thì board Arduino Mini Pro bắt đầu thực hiện quy trình xử lý cho ra kết quả và phát đi tin nhắn thông báo đã té ngã hoặc là nhịp tim bất thường đến điện thoại của người nhà có cài phần mềm theo dõi SmartCare.

Để giám sát được bệnh nhân buộc người nhà phải sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt chương trình SmartCare

Để giám sát được bệnh nhân buộc người nhà phải sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt chương trình SmartCare

 

Phần mềm còn tích hợp khả năng dẫn đường từ vị trí của người giám sát đến vị trí của người nạn nhân bằng cách nhấn vào mũi tên góc phải bên dưới ở bản đồ (buộc người giám sát phải bật GPS trên điện thoại).

Khánh cũng cho biết, trong quá trình làm gặp một số khó khăn như chương trình bị lỗi, thiết bị bị cháy…nhưng em quyết tâm làm, bên cạnh được sự hỗ trợ, động viên của thầy giáo và của ba nên cuối cùng sản phẩm cũng hoàn thành. Cũng nhờ sản phẩm thử nghiệm của em, mới đây một cụ già 70 tuổi được phát hiện kịp thời lúc bị trượt chân khi đang đi vệ sinh ở nhà.

 

Cô Nguyễn Thị Bích Nga, hiệu trưởng trường An Hòa 1 cho biết, em An Khánh là niềm tự hào của nhà trường và gia đình

Cô Nguyễn Thị Bích Nga, hiệu trưởng trường An Hòa 1 cho biết, em An Khánh là niềm tự hào của nhà trường và gia đình

Cô Nguyễn Thị Bích Nga, hiệu trưởng trường An Hòa 1 cho biết: “Ở trường có học sinh ngoan, học giỏi đam mê khoa học và đạt giải ở các cuộc thi là một niềm tự hào rất lớn. Hy vọng trong thời gian tới An Khánh sẽ tiếp tục nghiên cứu và sáng chế được nhiều thiết bị hữu ích nữa”.

Được biết, trong tất cả các năm học, An Khánh luôn là học sinh giỏi, học kỳ 1 năm nay An Khánh là học sinh giỏi toàn diện. Khánh cho biết trong các môn học em rất thích học tiếng Anh, Tin học và Văn học, nhưng “siêu” nhất là tiếng Anh và Tin học. Năm học lớp 5 và lớp 7, Khánh lần lượt đạt giải Nhất và giải Nhì cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc.

Thầy Nguyễn Vũ Linh, giáo viên môn Vật lý, người trực tiếp hướng dẫn Khánh tự hào nói: “Khánh là học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các phong trào của trường. Còn ở sản phẩm này, tôi chỉ hỗ trợ Khánh về kỹ thuật, hình thức trình bày, góp ý báo cáo, hướng dẫn khả năng thuyết trình còn ý tưởng hình thành sản phẩm cũng như bắt tay thực hiện sản phẩm đều do Khánh thực hiện”.

Tác giả: Phạm Tâm
Bài tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 5
Tháng 12 : 89
Năm 2024 : 3.071